Khu phố đã nhìn chán là khu phố đã quen mắt
Naoki Hirokoji (Nhà văn)
Có những lúc chúng ta cảm thấy khu phố đã quen mắt là khu phố đã nhìn chán. Nhiều nơi của khu phố bị cũ nát, ở đó được chắp vá và tu sửa lại, có những chỗ có thay đổi một chút nhưng những thay đổi này thường rất nhỏ bé và chậm rãi đến mức không thể nhận ra nếu nhìn một cách mơ hồ, vì vậy chắc bạn sẽ nghĩ rằng khu phố này mãi mà không có thay đổi gì.
Vào chiều tối, khi dừng chân trên cầu bộ hành và nhìn ra phố xá sẽ thấy xe cộ không ngừng lưu thông qua lại. Nếu đường trống thì xe sẽ chạy với tốc độ rất nhanh, còn nếu đường bị kẹt xe thì dừng lại, di chuyển một chút, rồi dừng lại, chầm chậm chầm chậm. Trên đường đi bộ ở bên cạnh, một nhóm học sinh trung học phổ thông đang xếp thành ba hàng ngang, vừa chạy xe đạp vừa trò chuyện. “Này, không được chạy xe dàn hàng ngang như thế, vi phạm luật giao thông đấy, gây phiền phức cho người khác đấy!” Khi tôi đang thì thầm trong miệng những điều như vậy thì cũng là lúc ba hàng ngang kia co lại để tránh sang bên cạnh một ông cụ đang đi dạo, tránh được trong gang tấc. “Nguy hiểm quá, nếu bị vướng một chút thì chắc chắn là xảy ra rắc rối lớn đấy!” Khi tôi tiếp tục thì thầm như vậy thì một cậu học sinh tiểu học đang vui vẻ vung vẩy một chiếc hộp dạng túi đựng dụng cụ luyện chữ, vừa bước đi với tâm trạng phấn khích. “Gậy đánh bóng chày, đây là gậy đánh bóng chày. Cách đánh bóng của tôi là cách đánh của Hirata. Cách đánh của Hirata là thế này đúng không?” Cậu ấy giả vờ hộp dụng cụ luyện chữ là gậy đánh bóng chày và bắt chước động tác swing trong bóng chày. Giọng nói lớn. Âm thanh đó vượt qua tiếng ồn của xe cộ và vọng lên cầu bộ hành.
Trông có vẻ vui nhỉ. Nhưng việc giả vờ hộp dụng cụ luyện chữ là gậy bóng chày thì có vẻ hơi vô lý đấy. Nên giả vờ nó là vợt và nói rằng cú giao bóng của tuyển thủ Naomi Osaka sẽ như thế này đúng không? Chẳng phải làm như vậy sẽ hợp lý hơn hay sao nhỉ. Nếu giả vờ nó là gậy bóng chày thì mặt đánh rộng quá. Có thể là sự can thiệp không cần thiết nhưng tính hiện thực vẫn rất quan trọng đấy nhé.
Lúc đám trẻ đang đến gần ngã tư thì còi xe từ ô tô rẽ trái vang lên. Nguy hiểm, nguy hiểm. Hãy nhìn phía trước và bước đi chứ. Nhưng, chiếc ô tô rẽ trái cũng nên cẩn thận hơn. Vì rất khó mà đoán được động tác của trẻ con.
Khi nhìn thấy cảnh đó, một ý nghĩ bắt đầu nảy lên trong đầu tôi “Chẳng phải là nên chỉnh đốn lại khu phố một chút hay sao?. Phải làm sao để mọi người có thể đi qua lại nhau một cách trơn tru, thông minh và an toàn hơn. Làm được như vậy thì chắc chắn khu phố sẽ trở nên thoải mái. Nhưng, sự thay đổi của khu phố diễn ra chậm rãi nên muốn làm được liền chắc khá khó. Mở một con đường thôi cũng mất nhiều năm. Xây dựng một ngôi nhà cũng mất vài tháng. Khu phố chỉ thay đổi chậm rãi theo thời gian mà thôi. Nhưng vậy thì nhìn chán nhỉ.
Mặc dù đã nghĩ về điều đó như vậy nhưng khi cảnh sắc nhìn từ trên cầu bộ hành đột ngột thay đổi, một cảm giác kỳ quặc và cô đơn tràn đến. Bóng dáng gặp nguy hiểm của học sinh trung học phổ thông và học sinh tiểu học không còn nữa, số lượng ô tô cũng có vẻ như trở nên ít đi, trên đường đi bộ không có ai khác đi lại, chỉ có ông cụ đang đi dạo, đeo khẩu trang, bước đi an toàn và yên tĩnh. Thứ nghe thấy chỉ là tiếng ồn của ô tô. Dù không phải đã được chỉnh đốn lại nhưng khu phố đã trở nên gọn gàng. Ông cụ, hôm nay đi dạo có vẻ chán nhỉ. Cảnh sắc có vẻ như không đúng nhỉ. Có thể là hơi quá lên nếu nói đến thế giới khoa học viễn tưởng. Có vẻ như an toàn và có cảm giác như đã được chỉnh đốn nhưng kỳ lạ quá nhỉ.
Học sinh trung học phổ thông đi qua, A, B, C. Học sinh tiểu học đi qua, học sinh thứ nhất, học sinh thứ hai, học sinh thứ ba. Ơ kìa? Có học sinh thứ tư không nhỉ. Được rồi, tóm lại là hãy trở về sớm đấy nhé. Vì không giữ bình tĩnh được. Vì chán quá. Mặc dù không muốn nói ra nhưng vì buồn quá. Các cậu là những người đóng vai trò chủ đạo của khu phố này. Bây giờ, tôi đã nhận ra điều đó.
Khu phố đã nhìn chán là khu phố đã quen mắt. Cho dù đã quen mắt, cho dù đã nhìn chán, nhưng có lẽ vì nhìn cảnh sắc từ đây luôn mang lại một cảm giác thoải mái nào đó.
Hôm nay thì đành phải chấp nhận. Hãy về nhà và ngoan ngoãn lại. Vì trong tương lai gần chắc chắn sẽ quay trở lại bình thường thôi.
Cảnh sắc quay trở lại có thể sẽ khác một chút so với trước nhưng sẽ rất vui và đẹp đến độ không thể so sánh với cảnh sắc tôi đang ngắm ngày hôm nay.
Tôi muốn tiếp tục ngắm nó từ đây cho đến khi quen mắt, cho đến khi nhìn chán.
見飽きた街は、見慣れた街
広小路尚祈(作家)
朗読:高場哲也(劇団うりんこ)
見慣れた街が時々、見飽きた街だと感じられることがある。街並みの所々がほころび、そこがまた縫い合わされて、修復されて、少しだけ変化することはしばしばあるけれど、ぼんやりとしていたら気づかないほどにその変化は小さく、緩やかであるので、この街はいつまでも変わらないな、なんて思うのだろう。
夕方、歩道橋の上で足を止めて、通りを眺めると、いつでも車が行ったり来たり。道がすいていればすごいスピードで走っていくし、混雑していれば、停まって、ちょっと動いて、また止まって、のろのろ。その脇の歩道の上を、高校生が横三列に並んでおしゃべりをしながら、自転車で走っている。おいおい、並走はダメだ、交通違反だぞ、迷惑だぞ、そんなことを口の中で呟いていると、散歩をしているおじいさんの脇を、三列のままちょっとだけきゅっとなって、ぎりぎりで避けてゆく。危ねえな、もしひっかけでもしたら大変なことになるぞ、なんてことをまた口の中で呟こうとすると、習字道具の入っているらしいカバン型のケースを振り回し、小学生が歩きながらの大盛り上がり。バットね、これ、バットね。おれ、平田。平田の打ち方って、こうじゃね? と習字道具のケースをバットに見立て、野球のスウィングの真似をしている。でっかい声。車の騒音を追い越して、歩道橋の上まで聞こえてくる。
楽しそうだね。でも、習字道具のケースをバットに見立てるだなんて、ちょっと無理がないかな。そこはラケットにしておいて、大坂なおみ選手のサーブってこうじゃね? としたほうがいいのではないかな。バットにしては、打面が広すぎる。余計なお世話かもしれないけれど、リアリティって大事だよ。
子どもたちが交差点にさしかかったところで、左折の車からクラクション。危ない、危ない。前を見て歩きなさい。でも、左折の車も、もっと注意したほうがいいな。子どもの動きは、なかなか読めないからね。
そんな景色を眺めていると、もうちょっと街を整理すべきなのではないだろうか、という考えが湧いてくる。もっと皆がスムーズに、スマートに、安全に行き交えるようにすればいいのに、と。それはきっと、快適な街であるはずだから。でも、街の変化は緩やかだから、急には難しいか、とも思う。道を一本通すのだって、何年もかかったりする。家を一軒建てるのにだって、何か月かはかかる。街というのは、時間をかけて緩やかに変わってゆくものなのだ。そりゃ、見飽きるよね。
なんてことを考えていたはずなのに、歩道橋の上からの景色が急に変わってしまうと、妙に頼りないような、寂しいような気分になる。危なっかしい高校生や、小学生の姿はなくなり、車の数も心なしか少なくなり、他には誰も歩いていない歩道の上を、散歩のおじいさんだけがマスク姿で安全に、静かに歩いている。聞こえるのは、車の騒音だけ。整理されたわけではないのだけれど、街が整然としている。おじいさん、今日の散歩は、ちょっとつまらなそうですね。嘘みたいな景色ですもんね。SFの世界、というとちょっと大げさかもしれないですけど。安全そうだし、整理されている感じはしますけど、変ですよね。
通行人の高校生、A、B、C。通行人の小学生、その一、その二、その三。あれ? その四もいたかな。まあいいや、とにかく、早く帰ってきてよ。落ち着かないからさ。つまんないからさ。言いたかないけど、寂しいからさ。君たちは、この街の主役なんだ。今、気がついたよ。
見飽きた街は、見慣れた街。見慣れても、見飽きても、いつもここからこの景色を眺めていたのは、なんとなく気に入っていたからなのかもしれないな。
今日のところは仕方ない。うちに帰って、大人しくしていよう。そのうちきっと、元に戻るから。
戻ってくる景色は、ほんの少しだけ前とは変わってしまっているのかもしれないけれど、今日見ているこの景色とは比べ物にならないぐらいに、楽しく、美しいだろう。
それをまた、見慣れるまで、見飽きるまで、ここから眺めたい。