Voicy
Voicy
Voicy
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Image is not available
Slider
本棚
Khoảng cách với hoa anh đào

  
 

Khoảng cách với hoa anh đào

MIKI

Trên con đường từ trường tiểu học về nhà, cơn gió nhẹ nhàng thổi qua mang theo cảm giác mùa xuân đang tới, những cánh hoa anh đào tung bay trong làn gió và rơi xuống chân tôi, tôi vui mừng chạy thật nhanh về nhà đến nỗi quên mất là mình đang đeo cặp sách ở trên vai. Tôi quấn quýt bên cạnh khi mẹ tôi đang nướng bánh kếp, v.v… trong gian bếp của nhà mình. Vừa thở dốc vừa miêu tả từng chút một về những nụ hoa đang hé nở và những cây hoa anh đào nở sớm cho mẹ nghe.

Khi đó, tôi đang sống ở vùng ngoại ô thành phố Kyoto. Hàng năm, cha mẹ tôi đều tổ chức một buổi dã ngoại ngắm hoa anh đào ở Yamazaki, dưới chân núi Tenno, và mời ông bà, vợ chồng cô chú, các anh chị em họ của tôi cùng tham gia, vì thế tôi thường kể về dáng vẻ của những cây hoa anh đào mà tôi đã gặp trên con đường đến trường và về nhà, nóng lòng mong đợi buổi đi ngắm hoa đến nhanh hơn dù chỉ một ngày thôi cũng được.
Tuy nhiên, đến buổi ngắm hoa chính thức ấy, tôi lại chẳng đoái hoài đến những cây hoa anh đào đang lúc nở rộ đẹp nhất ấy. Tôi chạy loanh quanh với em trai và các anh chị em họ của tôi, cùng chơi đá lon, đuổi bắt, chơi trò nhảy lò cò, v.v..., và đến khi mệt sẽ ăn ngấu nghiến ngon lành món trứng chiên thấm đẫm hương vị thơm ngon, gà rán cắt miếng to, cơm nắm cá hồi, bánh dẻo viên tròn tẩm nước sốt mật ong đen và bánh nếp vị hoa anh đào rồi nghỉ ngơi, toàn cảnh buổi ngắm hoa của tôi đã diễn ra như vậy đó. Tôi lúc nào cũng thưởng thức vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào ở Yamazaki qua những tấm hình kỷ niệm mà thôi.

Hồi còn đi học tại trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành cho nữ sinh, việc ăn bánh nếp Đomyoji với nhỏ bạn thân Emi trên đường đi học về trong dáng vẻ chiếc nơ nhô ra từ cổ áo bộ đồng phục thủy thủ của mình bay bay trong gió đã trở thành một thói quen kinh điển không thể thiếu trong mùa xuân của tôi. Đắm chìm trong hương thơm ngọt ngào của hoa anh đào Oshima màu trắng và hồng nhạt đang nở dọc theo con đường Triết học, chúng tôi say sưa kể về những gian khổ khi đi nhặt bóng ở câu lạc bộ, những bài báo cáo tiếng Anh dở tệ, hay thậm chí cả về trang phục và kiểu tóc của thầy giáo vật lý trẻ tuổi mà chúng tôi ngưỡng mộ, v.v..., và chỉ với một chiếc bánh nếp Domyoji thì hoàn toàn không đủ để kết thúc được những câu chuyện dài miên man vô tận của những người nhiều chuyện như chúng tôi. Chắc chắn là ở dưới gốc của một cây anh đào Oshima lớn, chúng tôi đã vừa khóc vừa tâm sự về con đường học lên đại học của mình, Emi-chan sẽ học ở Tokyo còn tôi thì học ở Osaka.

Thời còn là sinh viên đại học hay khi là nhân viên công ty, tôi thường đi ngang sở đúc tiền ở Osaka, v.v... để ngắm nhìn hoa anh đào vào ban đêm. Người đi ngắm hoa cùng tôi mỗi năm đều thay đổi, khi thì tôi đi cùng với nhóm bạn trong câu lạc bộ quần vợt, khi thì đi với đồng nghiệp trong công ty, khi thì đi với những người ở buổi giao lưu xem mắt, v.v... nhưng không hề có cảm giác đó là cảnh các chàng trai cô gái tụ họp lại với nhau để thưởng thức những bông hoa tuyệt đẹp với tâm hồn tĩnh lặng, thực tế, chúng tôi chỉ xem việc đi ngắm hoa anh đào như là cơ hội để tổ chức các buổi tiệc khác với thường ngày, và mặc dù đã đi rất nhiều lần nhưng tôi lại chẳng có ấn tượng đặc biệt nào về hoa anh đào cả. Những gì tôi nhớ chỉ là hình ảnh về những dòng người đông đúc, dáng vẻ của người đàn anh mà tôi thầm tương tư trong bộ vest lịch lãm, và người đàn em nhút nhát nhưng hay cười bên cạnh anh ấy. Đối với tôi khi đó, việc đi cùng với ai thì quan trọng hơn việc đi ngắm hoa, và có cảm giác là tôi dành tâm trí cho việc đó nhiều hơn.

Và, bây giờ. Mỗi khi từ Nagoya trở về quê hương Kansai bằng tàu shinkansen, tôi thường ghé thăm cố đô Kyoto.
Bên cạnh tôi, chồng tôi đang cố lưu giữ lại hình ảnh diễm lệ của cây hoa anh đào cổ thụ bằng máy chụp hình, trong khi ánh mắt tôi dõi theo hình dáng của đứa con trai đang rút quẻ bói ở đằng xa, thế nhưng tâm hồn của tôi thì chìm đắm trong sự hùng vĩ của cây hoa anh đào trước mặt, những lúc như vậy tôi thường đứng yên lặng lẽ. Vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào, hương thơm thoang thoảng và nỗi buồn khi hoa sẽ sớm bị mưa gió vùi dập sau đó, tất cả những điều đó cùng nhau len lỏi vào trái tim khiến lòng tôi đau nhói.
Khoảng thời gian sau khi ngoài 40 tuổi, tôi đã bắt đầu đối diện với hoa anh đào theo cách này. Đó cũng chính là khoảng thời gian tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống và cách sống của bản thân mình.

Năm sau, và năm sau nữa, không biết tôi sẽ gặp được những loài hoa anh đào nào đây, trong lòng tôi vừa háo hức vừa lo sợ, nhưng nhất định tôi sẽ quay lại ghé thăm Kyoto.
Một ngày nào đó, cho dù phải một mình đối diện với hoa anh đào, nếu tôi còn có thể tận hưởng vẻ đẹp thanh cao của chúng từ tận đáy lòng mà không còn e ngại gì thì......, tôi vừa suy nghĩ về điều đó vừa chậm rãi bước về phía chồng và con trai.

桜との距離感

MIKI

朗読:富田裕子(劇団シアター・ウィークエンド)

 小学校からの帰り道、春の訪れを感じさせる風がサッと吹いて、桜の花びらが数枚足元に舞い落ちると、私はランドセルを背負っているのも忘れるほど、一生懸命走って自宅に戻り、キッチンでホットケーキなどを焼いている母にまとわりついたものでした。桜のつぼみのほころび加減や早咲きの桜の木について、息をはずませながら、逐一報告するために。

 その頃、私は京都のはずれに住んでいました。両親が、毎年天王山の麓にある山崎で、祖父母や叔父夫妻、従姉弟達を呼び寄せてのお花見会を催すので、学校の登下校で目にする道々の桜の様子を話し、一日でも早くお花見会が行われるのを心待ちにしていたのです。
 ただし、私は本番のお花見会で、満開の見頃の桜たちには、目もくれませんでした。弟や従姉弟達と缶けりや鬼ごっこ、ケンケンパなどで走り回り、疲れたら、味のしっかりとしみこんだ卵焼き、大ぶりの唐揚げ、鮭のおにぎり、みたらしだんごや桜餅をぱくついては休憩する、といった有様。山崎の桜の見事さは、いつも記念写真の中で確認していただけです。

 女子の中高一貫校に通っていた時の私は、セーラー服の襟からのぞくリボンをはためかしながら、学校帰りに親友のエミちゃんと道明寺を食べるのが春の定番となっていました。哲学の道沿いに咲く、白っぽくて薄いピンクのオオシマザクラの花が放つ、甘い匂いに酔いしれながら、私達は部活でのつらい球拾いのこと、苦手な英語のレポートのこと、憧れの若い男性物理教師の服装や髪型のことなど、道明寺一つでは、到底おさまりきれないほどのお喋りの花を毎回咲かせていました。大学の進路先について、泣きながらエミちゃんが東京、私が大阪と打ち明けあったのも、確か一本の大きなオオシマザクラの木の下でした。

 夜桜を観賞するために、例えば、大阪の造幣局の通り抜けなどに足を運んでいたのは、大学生や会社員時代。テニスサークルの仲間や会社の同期達、または合コンメンバー……で、毎年連れ立つ面々は変わるけれども、若い男女が集まって心静かに美しい花を愛でるといった風情になるはずもなく、普段とは違った飲み会を演出するための背景としてとらえていた程度で、通いつめていた割には、桜に対する格別な印象は残っていません。覚えていることは、人の波だったり、当時密かに思いを寄せていた先輩のピシッと決まったスーツ姿だったり、その隣ではにかみながらも微笑む後輩だったり。当時の私にとっては、桜を見に行くことよりも、誰と一緒に見にいくのか、の方が重大で、そのことに神経を使っていたような気がします。

 そして、現在。名古屋から新幹線で関西に帰省する度に訪れる古都、京都。
 私の傍らで、夫があでやかな桜の老木をカメラに収めていたり、遠くで息子がおみくじを引いている姿を目の端で追いながらも、私の心は、圧倒的な存在感で立ちはだかる桜の木々の前から動くことができず、ただただ佇んでしまうことがしばしばあります。桜の華やかさ、ほのかな香り、そして、遠からず風雨に打たれて散りひしがれてしまう物哀しさまでもが併せて、ひりひりと私の胸に迫ってくるのです。
 桜とこのような向き合い方をするようになったのは、40歳を過ぎたあたりから。それは、私自身が自分の人生や生き方について、真摯に考え始めた時期とピタリと重なります。

 来年、再来年と、はたしてどのような桜に出逢えるのだろうか、ドキドキする半面怖い気持ちも抱きながら、私は京都を訪れることになるでしょう。
 いつか、一人で桜と対峙することになったとしても、ひるむことなく、その気高さを心から楽しめることができたら……、そんなことを思いながら、私は夫と息子の元にゆっくりと足を進めて行きました。

翻訳
日本語
カテゴリー
ヒューマンドラマ